Món ăn truyền thống vào ngày Tết của người Nhật được gọi là Osechi Ryori. Cũng giống như Việt Nam, vào ngày Tết các gia đình tại Nhật Bản đều sum vầy bên nhau và cùng thưởng thức Osechi Ryori. Có thể nói đây là bữa ăn biểu tượng cho sự hạnh phúc, sum vầy và may mắn. Trong Osechi Ryori có nhiều món ăn khác nhau, mỗi món ăn lại mang trong mình những ý nghĩa riêng. Ta hãy cùng khám phá trong bài viết hôm nay nhé!
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Nếu như Bánh chưng, thịt mỡ dưa hành,… được xếp trên mâm tròn là đặc trưng ngày Tết ở Việt Nam thì ở Nhật Bản, Osechi ryori là bữa ăn theo kiểu truyền thống của Nhật Bản dành riêng cho ngày đầu năm mới. Một set đồ ăn sẽ bao gồm rất nhiều những món khác nhau đựng trong chiếc hộp sơn mài nhiều tầng được gọi là “jubako”.
Osechi ( お節料理 – osechi ryori) ban đầu mang tên 御節供 – Gosechiku – đồ dâng lên thần thánh vào ngày 五節句 – Gosekku – Ngũ tiết (ngày mùng 1 tháng giêng; mùng 3 tháng 3; mùng 5 tháng 5; mùng 7 tháng 7; mùng 9 tháng 9). Tuy nhiên, từ thời Edo nó trở nên phổ biến hơn trong dịp lễ tết và được gọi là Osechiryori.
Mỗi món ăn trong hộp đều vô cùng hấp dẫn và có mang những ý nghĩa riêng để tượng trưng cho những lời chúc tốt lành cho năm mới. Thông thường, một hộp Jubako gồm có 4 khay:
chi no Ju: khay đầu tiên trong cỗ tết Osechi bao gồm những món ăn để nhắm rượu như Kuromame (đậu đen bung), Kazunoko (trứng cá trích muối), Tazukuri (cá sấy)… thay cho lời chúc năm mới.
Ni no Ju: khay này tập trung vào những món ngọt dịu như Kobumaki (rong biển cuộn), Kurikinton (bánh làm từ hạt dẻ), Datemaki (trứng cuộn)…
San no Ju: món chính của khay này là những đồ nướng với nguyên liệu hải sản như tôm, cá, mực… tượng trưng cho ý nghĩa “Niềm hạnh phúc từ biển”.
Yo no Ju: bao gồm những món kho từ nguyên liệu rau củ như hạt sen, củ sen, nấm, cà rốt, … tượng trưng cho ý nghĩa “Niềm hạnh phúc từ núi”.
Ngày nay có thể có những hộp Jubako chỉ có 2 hoặc 3 khay để cho bớt nặng và cồng kềnh. Về cơ bản đây là một bữa ăn không phải là một món ăn nên tùy vào từng gia đình và sở thích sẽ có những cách thể hiện và thực hiện khác nhau. Ví dụ, nếu như tại Việt Nam có canh măng, thịt đông, bánh chưng, gà luộc thì trong bữa ăn Osechi sẽ có Rượu, món canh: món canh hầm nhiều nguyên liệu trong đó có Omochi (nếp dẻo, tương tự như bánh dầy ở Việt Nam vậy), rau củ hầm, món muối chua, món nướng,….
Giải mã một số món ăn không thể thiếu trong hộp Jubako nhé:
Kuromame – 黒豆: món đậu nành đen ninh ngọt, “Mame” trong tiếng Nhật có nghĩa là “siêng năng, cần cù” – bởi thế ăn món ăn này trong năm mới mang ý nghĩa mong người ăn sẽ làm việc, học tập thật chăm chỉ.
Ebi – 海老: (tôm) tôm khi chín lưng cong, râu dài. Trong dịp năm mới ăn món này sẽ mang ý nghĩa trường thọ, thể hiện sức sống lâu, khỏe mạnh, dẻo dai.
Gobo – ごぼう(ngưu bàng) củ dài đâm sâu vào đất thể hiện sự nối tiếp từ đời này qua đời khác.
Datemaki – 伊達巻 (trứng cuộn), trông giống như văn kiện ngày xưa nên thể hiện mong ước nâng cao tri thức, học vấn.
Renkon – れんこん (củ sen) – thể hiện hy vọng một tương lai tươi sáng.
chi no Ju: khay đầu tiên trong cỗ tết Osechi bao gồm những món ăn để nhắm rượu như Kuromame (đậu đen bung), Kazunoko (trứng cá trích muối), Tazukuri (cá sấy)… thay cho lời chúc năm mới.
Ni no Ju: khay này tập trung vào những món ngọt dịu như Kobumaki (rong biển cuộn), Kurikinton (bánh làm từ hạt dẻ), Datemaki (trứng cuộn)…
San no Ju: món chính của khay này là những đồ nướng với nguyên liệu hải sản như tôm, cá, mực… tượng trưng cho ý nghĩa “Niềm hạnh phúc từ biển”.
Yo no Ju: bao gồm những món kho từ nguyên liệu rau củ như hạt sen, củ sen, nấm, cà rốt, … tượng trưng cho ý nghĩa “Niềm hạnh phúc từ núi”.
Ngày nay có thể có những hộp Jubako chỉ có 2 hoặc 3 khay để cho bớt nặng và cồng kềnh. Về cơ bản đây là một bữa ăn không phải là một món ăn nên tùy vào từng gia đình và sở thích sẽ có những cách thể hiện và thực hiện khác nhau. Ví dụ, nếu như tại Việt Nam có canh măng, thịt đông, bánh chưng, gà luộc thì trong bữa ăn Osechi sẽ có Rượu, món canh: món canh hầm nhiều nguyên liệu trong đó có Omochi (nếp dẻo, tương tự như bánh dầy ở Việt Nam vậy), rau củ hầm, món muối chua, món nướng,….
Giải mã một số món ăn không thể thiếu trong hộp Jubako nhé:
Kuromame – 黒豆: món đậu nành đen ninh ngọt, “Mame” trong tiếng Nhật có nghĩa là “siêng năng, cần cù” – bởi thế ăn món ăn này trong năm mới mang ý nghĩa mong người ăn sẽ làm việc, học tập thật chăm chỉ.
Ebi – 海老: (tôm) tôm khi chín lưng cong, râu dài. Trong dịp năm mới ăn món này sẽ mang ý nghĩa trường thọ, thể hiện sức sống lâu, khỏe mạnh, dẻo dai.
Gobo – ごぼう(ngưu bàng) củ dài đâm sâu vào đất thể hiện sự nối tiếp từ đời này qua đời khác.
Datemaki – 伊達巻 (trứng cuộn), trông giống như văn kiện ngày xưa nên thể hiện mong ước nâng cao tri thức, học vấn.
Renkon – れんこん (củ sen) – thể hiện hy vọng một tương lai tươi sáng.
Những thành phần cơ bản tương đối giống nhau, nhưng sự khác biệt giữa các vùng phản ánh thông qua độ mặn-ngọt của hương vị và những nguyên liệu đặc trưng của từng vùng. Điều đặc biệt đó chính là sự cân bằng trong màu sắc của món ăn. Một món Osechi mang tính “nghệ thuật” cao sẽ bao gồm rau quả được sắp xếp công phu với mục đích trang trí, trình bày các hình dạng theo mùa như hình nón thông và hình hoa mận.
Nếu các bạn có dịp thăm đất nước mặt trời mọc, thử thưởng thức các món osechi ryori và khám phá ý nghĩa của nó, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ đấy!
Những thành phần cơ bản tương đối giống nhau, nhưng sự khác biệt giữa các vùng phản ánh thông qua độ mặn-ngọt của hương vị và những nguyên liệu đặc trưng của từng vùng. Điều đặc biệt đó chính là sự cân bằng trong màu sắc của món ăn. Một món Osechi mang tính “nghệ thuật” cao sẽ bao gồm rau quả được sắp xếp công phu với mục đích trang trí, trình bày các hình dạng theo mùa như hình nón thông và hình hoa mận.
Nếu các bạn có dịp thăm đất nước mặt trời mọc, thử thưởng thức các món osechi ryori và khám phá ý nghĩa của nó, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ đấy!
Nguồn: sưu tầm và tổng hợp